
Luật sư Chu Quang Quyến – Phụ Trách Tranh chấp quyền sử dụng đất
Giám định thương tích
Thời hạn giám định thương tích là bao lâu?
Căn cứ Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn giám định như sau:
1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;
b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;
c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.
2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.
3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
Người tham gia tố tụng có quyền yêu cầu giám định thương tích lại khi có sự nghi ngờ về kết luận giám định hay không?
Căn cứ Điều 211 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về giám định lại như sau:
1. Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.
2. Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Theo đó, việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Và phải do người giám định khác thực hiện.
Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ TRỌNG ĐẠI VÀ CỘNG SỰ
☎️Luật sư : Chu Quang Quyến
Địa chỉ: Tầng 2, Toà nhà B5/D6 ngõ 56 Trương Công Giai, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Email: luathatrongdaivacongsu@gmail.com
